>> Ảo thuật Việt về đâu?ẢothuậtViệtvềđâchihuahua
>> Ảo thuật Việt về đâu? - Nghề lận đận
Trong khi ảo thuật thế giới đã phát triển lên thành công nghệ biểu diễn, trình diễn có kịch bản, dàn nhạc, thiết kế cảnh trí riêng với quy mô lớn thì ảo thuật Việt vẫn đang còn sử dụng thành quả sáng tạo từ thập niên 1960.
Xóa khoảng cách thế hệ
Theo nhận định của giáo sư - nhà ảo thuật Nguyễn Khuyến, ảo thuật Việt Nam vẫn loay hoay với các chiêu trò tự chế, quanh quẩn vẫn sử dụng các kỹ thuật đơn giản. Đó là ảo thuật đen (ánh sáng đen, phông màn đen, chủ yếu dùng ánh sáng để che lấp sự sắp xếp của người diễn); ảo thuật trắng (dùng khói trắng, phông trắng khi diễn, lợi dụng luồng khói để biến hóa vạn vật); ảo thuật dụng cụ (các thùng, hộp, bục, bệ để cắt người ra ba khúc, biến mất người, hô biến tủ đựng nhiều người); ảo thuật mặt nạ (hô biến gương mặt đổi hình bằng mặt nạ) và sử dụng nhiều nhất, khiến khán giả phát ngán là ảo thuật khéo léo bằng đôi tay biến cây gậy thành bồ câu, biến mảnh vải thành chậu hoa trong chớp mắt…
|
Nhà ảo thuật trẻ Thế Vinh băn khoăn: “Làm sao để xóa khoảng cách giữa hai thế hệ ảo thuật gia. Các chú bác đi trước đôi lúc bảo thủ, vẫn sử dụng chiêu trò cũ, trong khi các trang web hiện nay giới thiệu nhiều về ảo thuật quốc tế ai cũng có thể truy cập. Giới trẻ không đến xem ảo thuật Việt vì các chiêu trò quá cũ, còn muốn nhập hàng công nghệ cao ở các nước thì quá đắt tiền. Tại sao các thế hệ làm ảo thuật của Việt Nam không hợp tác với nhau để phát triển nghề một cách chuyên nghiệp. Các chú bác có kinh nghiệm, có nhiệt huyết; còn tuổi trẻ có nhiều sáng tạo. Nên dùng cái hay của người ta chế biến thành cái hay của mình”.
Giới trẻ phải làm chủ
Có đến CLB Ảo thuật Việt Nam do nghệ sĩ Alika 3 tổ chức tại Nhà văn hóa phường 3, quận 3-TPHCM mới thấy các bạn trẻ say mê luyện tập và trình diễn bộ môn nghệ thuật này. Họ trao đổi kiến thức thu thập được từ những trang mạng quốc tế giới thiệu về ảo thuật. Do tất cả đều có trình độ ngoại ngữ nên họ dễ dàng tiếp cận học hỏi và chế tác để ứng dụng cho ảo thuật Việt.
Ông Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, nói: “Bỏ quên lực lượng trẻ là một thiếu sót lớn của chi hội xiếc, ảo thuật hiện nay. Các chuyên gia, nghệ sĩ có kinh nghiệm sẽ bồi dưỡng nghiệp vụ cho các em, còn các em sẽ hướng tới việc hội nhập quốc tế để khẳng định trình độ ảo thuật Việt. Sắp tới, qua khảo sát tình hình thực tế, chúng tôi sẽ đề nghị chi hội xiếc, ảo thuật quy tụ các CLB tự phát lại để anh em có điều kiện sinh hoạt chuyên nghiệp và đào tạo một cách có chiến lược”.
Giáo sư - ảo thuật gia Nguyễn Khuyến cho biết thêm: “Hiện nay, lực lượng theo học nghề ảo thuật rất lớn. Nếu quy tụ lực lượng này, chọn lọc và bồi dưỡng căn cơ sẽ bổ sung nguồn cho đội ngũ ảo thuật”.
Sau Gala Ảo thuật 2012 do TPHCM tổ chức, đến tháng 7 năm nay, Đoàn Xiếc TPHCM sẽ phối hợp với Hội Sân khấu TPHCM tổ chức liên hoan ảo thuật dành cho thế hệ trẻ. Đây là tín hiệu vui mà giáo sư - ảo thuật gia Nguyễn Khuyến khẳng định: “Phải để các em có điều kiện bộc lộ tài năng, sau đó có cơ sở đề xuất Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ GD-ĐT hướng đến việc mở các lớp trung cấp, đại học ngành ảo thuật mang tính chính quy để ảo thuật Việt đi vào nền tảng và có điều kiện vươn tới đỉnh cao”.
Cần đầu tư chiến lược Ông Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cho biết: “Do chỉ xuất hiện đơn lẻ trong những chương trình tạp kỹ nên lâu nay đa phần những tiết mục ảo thuật được giới thiệu với công chúng còn đơn giản. Nhưng cũng từ sự thiệt thòi này, các nhà ảo thuật Việt đã ra sức lao động nghệ thuật, tìm tòi sáng tạo, tự thân học hỏi và tự đầu tư. Đó là điều đáng khích lệ. Theo tôi, sau Liên hoan Ảo thuật toàn quốc lần 2, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ có cái nhìn rõ nét hơn trong việc đầu tư một cách chiến lược cho ngành ảo thuật Việt Nam đồng thời xác định phương hướng đào tạo chính quy bên cạnh việc truyền nghề như lâu nay”. |
TheoNgười Lao Động
>> Khi thủ lĩnh Đoàn là ảo thuật gia
>> Nuốt kiếm tài như Hoàng Zoon
>> Cơ hội cho bạn trẻ đam mê ảo thuật
>> Câu lạc bộ ảo thuật gia
>> Ảo thuật gia Tony Quang: “Mong ảo thuật không bị coi là diễn... ké !”