Ngày 5/10,ảmạomãQRthanhtoánviệnphíởViệhồ sơ xin việc gồm những gì đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết sau khi phát hiện các mã QR giả mạo, nơi này đã gỡ bỏ, đồng thời cảnh báo, hướng dẫn người dân cách thanh toán đúng. Bệnh viện này chưa cho biết đã có trường hợp nào bị lừa bởi hình thức này.
Hiện quét mã QR để thanh toán trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Thay vì nhập tên ngân hàng, số tài khoản, người dùng chỉ cần quét mã QR là thông tin tự động được điền, giúp việc thanh toán trở nên nhanh chóng, thuận tiện. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu đã thực hiện dán QR giả mạo tại mặt ngoài một số quầy thanh toán viện phí của Bệnh viện Nhi Trung ương để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
"Việc này có thể dẫn đến người nhà người bệnh chuyển nhầm tiền thanh toán viện phí vào tài khoản của các đối tượng xấu", vị đại diện nói.
Thời gian qua, tại nhiều bệnh viện lớn trong cả nước rộ lên các hình thức lừa đảo như mạo danh bác sĩ bán thuốc hoặc lôi kéo bệnh nhân ra ngoài khám, giả mạo giấy tờ kêu gọi từ thiện, lập trang web hoặc Facebook giả, gọi điện phụ huynh lừa con bị "cấp cứu, chuyển tiền mới được mổ"... Một số người đã bị lừa với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối thuộc Bộ Y tế, mỗi ngày tiếp đón trên 4.000 lượt đến khám. Trong năm 2022, nơi này ghi nhận hơn 1,13 triệu lượt bệnh nhi khám ngoại trú, 104.600 lượt điều trị nội trú.
Lê Nga